Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

HỒI KÝ TRẦN MỸ GIỐNG (Trích): (Kì 1)



            Ngày này cách đây 45 năm, tôi nhận được giấy báo nhập ngũ, bắt đầu một cuộc sống chín năm gian khổ của người lính thời kháng chiến chống Mỹ và chống Tàu. Tôi viết hồi ký không có ý định thể hiện dưới dạng tác phẩm văn học để xuất bản, mà đơn giản chỉ là thỏa mãn nhu cầu tự thân, tâm sự với đồng đội còn sống hay đã hy sinh, để lại cho con cháu đọc hiểu cha ông chúng đã sống như thế nào... Những chi tiết, những suy nghĩ của tôi trong hồi ký hoàn toàn là sự thật. Đó là những sự kiện tôi trải qua, chứng kiến, tai nghe mắt thấy. Do vậy, hồi ký còn thô ráp, thiếu chất văn. Rất mong bạn đọc và nhất là mong các đồng đội còn sống góp ý...
 
 “GÁC BÚT NGHIÊN THEO VIỆC BINH ĐAO”

          Thế là sau ba lần khám tuyển, mặc dù chỉ nặng có 39 kg và 3 lạng, bác sĩ khám tuyển ghi tròn là 40 kg, tôi trúng bộ đội. Những năm 1970 - 1972 đi bộ đội vào Nam chiến đấu rất ít hy vọng có ngày trở về, vì cuộc chiến chống Mỹ ngụy vào hồi ác liệt chưa từng thấy. Tôi không thấy vui, cũng chẳng buồn đến rã rời như một số người khác cùng trúng bộ đội đợt này. Đối với tôi, đi bộ đội như là một việc tất nhiên phải thế.

Trước cửa phòng thi đại học buổi đầu: Chùm truyện vui Hoàng Ngọc Trúc



        CHUYỆN CỦA BỐ CON THẰNG TŨN


          Bố mẹ Tũn sinh được hai anh em trai cách xa nhau nhiều tuổi. Thằng Tũn sắp tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, thằng Tĩn mới vào học lớp 5. Cả hai anh em đều được gia đình chiều chuộng đặc biệt là bố và ông nội nên chúng rất hay nhõng nhẽo, làm nũng và hỏi vặt những chuyện chẳng đâu vào đâu.
Chiều qua thằng Tũn nói với bố:

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

ĐOÁN TÍNH CÁCH CON NGƯỜI QUA 10 LOẠI TƯỚNG THANH



          Đặng Xuân Xuyến


          Tướng thuật phương đông cho rằng: Dựa vào âm sắc của giọng nói có thể hiểu được những nết tính cơ bản của chủ nhân, qua đó cũng có thể “nắn” mối quan hệ theo hướng lợi nhất cho mình.
          Cụ thể:
          1. Giọng nói to oang oang:
          Người có giọng nói kiểu này là biểu hiện của người mạnh mẽ, ngay thẳng, nhưng nóng giận bất thường, rất dễ đắc tội với người khác. Vì thiếu sự bình tĩnh, khôn khéo trong giao tiếp mà họ thường bị người khác lợi dụng, khó có được sự nghiệp ổn định. Tuy vậy, họ thường là người rất giỏi giao lưu với người khác. Điểm hạn chế của những người có giọng nói oang oang này là khả năng thính giác kém hơn những người có giọng nói nhỏ nhẹ.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN NHÀ THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG



Kỷ niệm 146 năm ngày sinh Nhà thơ Trần Tế Xương (1870 – 2016)

Nhà thơ Chu Đình An
Chu Đình An

Nức tiếng thi đàn cụ Tú Xương
Vần thơ bay bổng tới muôn phương
Trữ tình trào lộng cười nhân thế
Gạn đục khơi trong khắp nẻo đường

Về viếng nhà thơ buổi sớm nay
Nỗi niềm xao xuyến lúc vơi đầy
Hồn thơ lai láng lưu muôn thuở
Một tấm lòng son trĩu đắng cay

Danh tài lịch sử mãi không quên
Trí tuệ tầm cao dũng khí bền
Người cõi vĩnh hằng, thơ ở lại
Khơi dòng văn hiến đất Nam - Xuyên*
..................
* Nam Định – Vị Xuyên
Nguồn: “Vườn tao ngộ”. – Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2003

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

CHUYỆN TÔI ĐƯỢC NGƯỜI TA ĐẠO VĂN


Phiếm cho vui


Trần Mỹ Giống

            Tôi từng được người ta đạo văn mình. Khi phát hiện ra vụ việc, cảm xúc đầu tiên của tôi là rất bực, như là mình bị mất của vậy. Nhưng rồi mọi chuyện theo thời gian nó lắng dịu đi, tôi chẳng còn cái cảm giác đó nữa. Bạn bè tôi an ủi: “Người ta có thích thơ văn ông người ta mới đạo. Ông phải vui vì thơ văn mình ít ra cũng có người thích. Mà văn có hay thì họ mới thích. Chả hơn là vô số tác giả viết bao nhiêu là tác phẩm mà chả bao giờ được ai đạo cả...”
        Ngẫm thấy lời bạn nói cũng có lý. Tự nhiên tôi lại thấy vui và có phần tự hào vì mình được đạo văn. Nhân đây tôi khoe với bạn đọc chuyện tôi được đạo văn, không chỉ một lần, mà có tới ba lần...

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

KHÚC LẶNG: Chùm thơ Nguyễn Văn Xuyên


LỬA ĐÔNG

Nhà thơ Nguyễn Văn Xuyên
góc Thành Nam
ba chàng chụm lửa
giữa cuộc đời giá đông

bán cả đây
đong đầy buổi chợ
có ai nào mua không

từng ngọn lẻ loi
âm thầm nhảy múa
nỗi niềm miên man
bán ai mua
cho ai nhận

thôi ta rót ly đầy
rượu trong cùng bầu bạn
xiết tay lời năm tháng
đàng hoàng

làm ngọn lửa đông

Nam Định, 1991

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

TRANG CHỦ BLOG TRANMYGIONG XIN LỖI NHÀ THƠ PHAN THÀNH MINH TRONG NGHI ÁN ĐẠO THƠ TRÊN BLOG TMG

    

           1 -  Sau khi chúng tôi đăng bài “Phan Thành Minh đạo thơ Chu Đình An?!” có đề nghị Phan Thành Minh gửi chứng cứ công bố bài “Chợ làng” của mình trước bài “Chợ làng” của Chu Đình An cho chúng tôi, chúng tôi đã nhận được ảnh chụp bài “Chợ làng” của Phan Thành Minh in ở Dak Lac nguyệt san số 78 tháng 12 – 2005 (trang 15). Chúng tôi chân thành cảm ơn nhà thơ Phan Thành Minh, và trên cơ sở các tài liệu hiện có trong tay, chúng tôi tuyên bố:
          - Chúng tôi thành thực xin lỗi nhà thơ Phan Thành Minh và bạn đọc vì chỉ căn cứ vào tài liệu mình có chưa đầy đủ đã vội cho là Phan Thành Minh đạo thơ Chu Đình An.
          - Chúng tôi đã xóa bỏ bài “Phan Thành Minh đạo thơ Chu Đình An?!” ở tất cả các trang đã đăng tải. Riêng trang thông báo này chúng tôi lưu lại chỉ để theo dõi có hệ thống, đầy đủ, chân thực diễn biến vụ việc trên blog của chúng tôi. Nếu trang blog nào đăng tải lại bài này đề nghị các trang chủ xóa bỏ.
         

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

TIẾNG VIỆT



Tiếu lâm @ Vũ Duy Chu

          Ông Tây bảo ông Việt:
          - Tao học tiếng Việt bọn bay như đánh vật, học mãi chả ăn thua gì.
          Ông Việt:
         - Mày phải để ý thì sẽ thấy tiếng Việt bọn tao vừa hàm súc, vừa cụ thể, không trừu tượng tí nào hết, cứ đánh vần là nghĩa của từ lòi ra ngay
          Ông Tây:
          - Ví dụ coi.
          Ông Việt:
          - TIỀN là gì? Là Tờ- iên -Tiên- huyền- Tiền. Đó, mày cầm một TỜ giấy trong tay mà cái tờ giấy ấy làm cho mày sướng như TIÊN, thì chỉ có thể là TIỀN, chứ còn gì nữa nào? TIÊN với TIỀN là cùng một vần mà.

NHỚ - ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI: Chùm thơ Trần Văn Thuyên





Nhà thơ Trần Văn Thuyên



NHỚ

Trường Sơn mây gió lao xao
Về đây lòng lại nao nao nhớ người
Nhớ thời bom đạn ngút trời
Tan xương nát thịt tiếng cười vẫn trong!


“QUÊ NGHÈO” VÀ NHỮNG CẢM NHẬN



                      Vũ Thị Hương Mai
 
Ảnh minh họa lấy trên mạng
            Tôi là bạn đọc thường xuyên của trang dangxuanxuyen.blogspot.com và rất thích bài thơ Quê Nghèo của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến. Vì không phải là dân văn chương nên tôi không có khả năng lý luận để giới thiệu với bạn đọc cái hay, cái đẹp của Quê Nghèo theo cách cảm nhận của riêng mình, đành làm theo cách tổng hợp cảm nhận của một số tác giả và bạn đọc về bài thơ Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Trích HỒI KÝ Nguyễn Đình Thuận


Tác giả Nguyễn Đình Thuận

          BLOGTRANMYGIONG:
 
            Ông Nguyễn Đình Thuận (1931-2011) tức Trần Anh Tuấn, ở tại số 140 xóm Đường 10, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty Dầu khí I, Hội viên CLB Văn hóa Nam Định. Đã có nhiều thơ văn in báo và tuyển tập như báo Quân khu Ba, báo Người lính đồng bằng, báo Lao Động, Tạp chí văn nghệ quân đội, Tuyển thơ Hội văn nghệ Việt Bắc (1968), Tuyển thơ CLB Trần Lâm Thái Bình, Tuyển thơ quê hương Mỹ Tân... Được phu nhân ông Nguyễn Đình Thuận là bà Nguyễn Thị Nụ đồng ý, chúng tôi trích một đoạn Hồi ký Nguyễn Đình Thuận giới thiệu cùng bạn đọc.


  

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

HƯƠNG THU – CHIỀU THU: Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến



 HƯƠNG THU
 




Ô kìa chiều
Ai thả nắng vương cây
Tóc rối ai bay
Mòn ai đuôi mắt
Điệu lý buông lơi tính tang khoan nhặt
Da diết bổng trầm xao xác sông xưa

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

LUẬT THƠ LỤC BÁT



 Trần Mỹ Giống sưu tầm và biên soạn


Tác giả Trần Mỹ Giống
 
          1 - VẦN TIẾNG VIỆT:
 
          Vần là yêu cầu tối quan trọng đối với thơ lục bát nên cần nắm sơ qua về “vần” tiếng Việt.

          + Tiếng việt có các vần sau: 

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

“Đưa con vào đại học” - Bài thơ giản dị mà cảm động



ĐƯA CON VÀO ĐẠI HỌC
 
Tác giả Nguyễn Mộng Nhưng
Bố chở con đi thi
Tắc nghẽn đường Cầu Giấy
Người - ô tô, xe máy
Mình - xe đạp nhà quê.

Bất chợt cơn mưa sáng
Con trong đó yên rồi
Con ngồi thi với bạn
Bố đứng thi với trời.

HÒN NON BỘ: Chùm thơ Trần Đăng Tính




Trần Đăng Tính (áo trắng) và  Đặng Sinh

     
 CHIỀU HỒ TỨC MẶC

Chiều lộng gió ngắm hồ Tức Mặc
Nước mênh mang dào dạt đam mê
Sóng dập dờn Đế hương hiện về...
Đền Trần chùa Tháp miền quê nghĩa tình...

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

KỂ CHUYỆN PHỐ NAM ĐỊNH (KÌ 1+2): PHỐ PAUL BERT



Đặng Sinh (Sưu tầm và biên soạn)
 

1- PHỐ PAUL BERT 

Tác giả Đặng Sinh
        Dưới thời Pháp thuộc và tạm chiếm (trước 1 – 7 – 1954)  phố Trần Hưng Đạo ngày nay được gọi là phố Paul Bert, tên một Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Sau giải phóng 1954, phố được đổi tên là phố Đinh Tiên Hoàng, rồi Trần Hưng Đạo.
        Phố Paul Bert bắt đầu từ bến Đò Quan (nay là cầu Nam Định bắc qua sông Đào) đến dốc Lò Trâu, tức là dốc ngã tư Trần Hưng Đạo – Trường Chinh ngày nay.

HOA: Chùm thơ Trần Đăng Tính

                                                                                                                                                                       



HOA QUỲNH

Hương đêm Hoa lạ tỏa lan xa
Cánh trắng hé ra rõ nõn nà...
Gió vuốt ve, sương khuya nhỏ giọt
Đắm đuối hồn Ai... Một dáng hoa

THƠ VÀ THƠ PHỔ NHẠC BÙI GIA THỌ



          Bùi Gia Thọ quê quán Nam Định, cựu học sinh trường Trung học Nguyễn Khuyến (Bến Củi Tp. Nam Định). Ông tốt nghiệp khoa Toán Đại học sư phạm Hà Nội (1962). Được phong danh hiệu NHÀ GIÁO ƯU TÚ và từng là Đại biểu HĐND tỉnh Hà Nam Ninh các khóa II và III. Tác phẩm: NĂM, THÁNG & TÔI – NXB Thanh Niên, 2009.
     



Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Vú sữa vườn em: Chùm thơ Văn Cường


Tác giả Văn Cường


NHẠI TÚ XƯƠNG

Lẳng lặng mà nghe họ giúp NHAU
Giúp nhau dự án vẽ thêm RÂU
Ôm về bạc tỷ mua nhà đất
Chóng vánh, chưa nhai giập bã TRẦU

LỠ



   
Ảnh minh họa lấy trên mạng

Đặng Xuân Xuyến



Tôi đắm hồn tôi nơi bến vắng

Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông

Thầm thì với người từng vun mộng

Trăng kia bến cũ có thay dòng?

Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ xuống

Môi kề môi ấy có lạ không?


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

THƯ GỬI MẸ



Nhà thơ Vương Văn Kiểm
(Dựa theo bức thư của người chiến sĩ
trước lúc hy sinh nơi đất lửa Quảng trị năm 1972) 

Vương Văn Kiểm

Thưa mẹ kính thương
Con biên mấy dòng thư tâm huyết
Phòng khi đi tham quan lòng quả đất
Mẹ khỏi đột ngột nỗi đau…
Mẹ ơi,
con chưa đền đáp được công lao
             Mà đã phải vội đi… theo bố!
                            ***

HỌA SĨ ĐẶNG VĂN NAM




Bút danh: Đặng Sơn Nam, Nam Sơn, Đặng Nam.
Sinh năm 1949.
Quê xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Trình độ văn hóa 10/10.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Văn hóa.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1983.
Nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao thành phố Nam Định.
Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định từ năm 1984.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

CHUYỆN VUI TIẾNG VIỆT



Hoàng Ngọc Trúc
 
Nhà thơ Hoàng Ngọc Trúc
CHUYỆN CỦA ÔNG CHÁU THẰNG TĨN

          Sớm nay thằng Tĩn hỏi ông nội:
          - Ông ơi! Có phải ông phụ trách Hội người cao tuổi ở phố mình không ạ?
          - Sao tự nhiên cháu lại hỏi ông thế?
          - Chả là ông hay triệu tập các cụ đến họp ở nhà mình. Nhìn các cụ, cháu chỉ cảm tình với cụ Ninh, cụ Vinh, còn các cụ khác cháu cứ thấy ghê ghê sợ chết đi được.
          Ông nội hỏi:
          - Thế các cụ ấy làm gì cháu, dọa ăn thịt cháu à? Tĩn nói:
          - Không! Cháu chỉ nghe tên đã sợ mất vía rồi.
          - Thế cháu sợ những cụ nào? Ông hỏi.
          - Cháu ngán nhất là cụ Hoan, cụ Biên, cụ Văn, cụ Hai, cụ Cao, cụ Tiên... Các cụ về họp ở nhà mình cháu còn có căn buồng kia mà trú ẩn, chứ gặp ở ngoài đường, nếu không chạy kịp thì ông cũng khó mà có đứa chắt nội (con của thằng cháu Tĩn) sau này đấy ông ạ.
          Nghe Tĩn nói xong, ông nội rà soát lại danh sách các cụ mà Tĩn sợ. Khi điểm đến tên cụ Hoan, vô tình ông phát âm nhịu kiểu nói lái Hoạn... Thế là ông phá ra cười chảy cả nước mắt nước mũi, đoạn ông ôm chặt Tĩn vào lòng, nói:
          - Kỳ họp tới, ông sẽ đem chuyện này của cháu kể cho các cụ nghe, ông tin rằng 100% các cụ sẽ quý mến cháu hơn. Cháu sẽ không bao giờ phải sợ hãi những điều vu vơ ấy nữa.

SỚM THU, THU SỚM - THU BUỒN HAY VUI?



Nguyễn Bàng

          Đã mấy năm sống ở Sài Gòn với hai mùa: Mùa mưa và mùa khô, quanh năm ngày tháng nắng vàng rực rỡ, trong tôi dường như đã quên mất mùa thu và cũng quên cả các câu thơ về mùa thu đã thuộc bấy lâu thì bất chợt nhận được 2 bài thơ: Sớm Thu của nhà thơ Nguyễn Khôi và Thu Sớm của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến  làm tôi bật nhớ ra mùa thu đang về trên miền Bắc.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

LUẬT THƠ ĐƯỜNG

Trần Mỹ Giống sưu tầm và biên soạn
Trần Mỹ Giống

          Thơ Đường luật (cách luật) là thể thơ do thời thịnh Đường bổ sung luật lệ vào thơ Cổ phong thành thể thơ hoàn chỉnh về Niêm, Luật, Đối, Vần...
          Thơ Đường luật có cấu trúc về:
          - Ngôn: có thơ Ngũ ngôn, Thất ngôn, Tứ ngôn, Lục ngôn... (Trong đó dùng phổ biến là thơ bảy từ, ít dùng nhất là thơ sáu từ).
          - Cú: có thơ Tứ tuyệt (tuyệt cú), Bát cú, Tứ tuyệt trường thiên (thơ có từng đoạn bốn câu một nối tiếp nhau). Trong bài này sẽ đi sâu làm rõ về Thất ngôn Bát cú.
          Trường thiên (hành) từ 10 câu đến hàng trăm câu. Trong thực tế thường thơ 12, 16, 20 câu là theo luật Đường, còn phần lớn là Cổ phong (thơ tự do).

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

BIẾT - THU SỚM: Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến






THU SỚM

Em hỡi! Mùa thu đã đến chưa?                    
Có nghe se lạnh gió chuyển mùa?                                  
Có nghe thoang thoảng thơm cốm mới?  
Có thấy nhà bên rúc rích cười?

Em nhỉ. Mùa thu đến thật rồi
Sương chiều bảng lảng rắc muôn nơi
Diều ai dìu dặt chòng chành nắng
Vắt vẻo em cười. Ơ ... đã thu.

      Làng Đá, Hưng Yên 18.09.2015

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Sách mới: Họ là những người lính Quảng Trị



            Trang chủ nhận được sách tặng của tác giả Nguyễn Văn Hợi, cuốn:

             HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢNG TRỊ: Ghi chép thời chiến / Nguyễn Văn Hợi. – H.: Quân đội nhân dân, 2016. – 123 tr. : Nhiều ảnh minh họa ; 19 cm.


            Tác giả Nguyễn Văn Hợi là cựu chiến binh một thời chiến đấu oanh liệt trong đội hình tiểu đoàn độc lập K3 Tam Đảo nổi tiếng trong chiến dịch Khe Sanh 1968 và bảo vệ thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm máu lửa năm 1972. Ngày ấy anh là trợ lý quân lực tiểu đoàn nên có điều kiện nắm vững tình hình quân số, trang bị vũ khí, những trận đánh và sự kiện của đơn vị...

MÁI CHÙA LÀNG TÔI



          Vũ Duy Chu
 
Ảnh minh họa lấy trên mạng
          Xóm Chùa tôi còn có tên khác là Trại Chùa, vì có ngôi chùa rất đẹp ở rìa làng, giáp với cánh đồng chiêm trũng thôn An Lạc, xã Yên Khánh và thôn An Lộc Thượng, xã Yên Hồng…
          Ngôi Chùa thâm u, tĩnh lặng, trầm mặc, cách xa hàng trăm mét đã thấy mùi hương trầm phảng phất. Đến cổng Chùa, bên tay phải là vạt ruộng chừng vài trăm mét vuông làng chia cho nhà chùa tự trồng lúa lấy nếp lấy tẻ cúng Phật...

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

KINH PHÍ, KINH NGHIỆM



          Tiếu lâm @ Vũ Duy Chu

          Con trai ngồi xem Tivi mục Kinh tế xã hội hỏi bố:
          - Kinh phí là gì hả bố?
          Ông bố:
          - Úi xời, lãng phí kinh quá thì gọi là kinh phí.
          Bà mẹ:
          - Ông dạy con theo sách cho nó chuẩn đi, chứ ông dạy thế thì…
          Ông bố:
          - Ơ cái bà này, tôi nói theo báo chí Nhà nước hẳn hòi, mà báo chí Nhà nước không chuẩn à, không sách à? Tôi hỏi bà, đường sắt trên cao Hà Đông - Hà Nội đội giá lên cả 5 - 7 lần, 10 lần, không phải là lãng phí kinh thế thì là cái gì, hở?

MƯỜI NĂM SONG HÀNH



          (Đọc tập “Thủ đô Hà Nội - Tầm vóc mới, vị thế mới” của Phạm Quang Nghị - Nxb. Hà Nội, 2016)

          ĐÀO  VĨNH

Nhà thơ Đào Vĩnh
          Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị được phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2005 - 2010. Đại hội và nhiệm kỳ tiếp theo ông vẫn được tín nhiệm, tiếp tục trách nhiệm cương vị này. Mười năm ấy thật ý nghĩa, hệ trọng và dấu ấn được tác giả tập sách tâm sự: “Câu chuyện mười năm đối với tôi, trong đó có cả những hạnh ngộ, cơ duyên và biết bao thách thức, những sự kiện lớn cả về tầm vóc và ý nghĩa không thể nào quên”. Nỗi niềm ấy ấy của riêng tư cá nhân, còn đây là của Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Mười năm chỉ là một lát cắt thời gian rất mỏng, một chặng đường rất ngắn trong dòng chảy nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội. Nhưng mười năm ấy có biết bao nhiêu là nước, là phù sa của sông Hồng đã bồi đắp, làm nên màu xanh tốt tươi của đôi bờ trước khi xuôi dòng chảy ra biển cả, hòa vào đại đương bao la” (trang 41-42).

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

PHẬT GIÁO HUYỆN TRỰC NINH VỚI ĐẠO PHÁP, DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI



         Đồng Ngọc Hoa


Tác giả Đồng Ngọc Hoa
          Khi đất nước độc lập, non sông thu về một mối, Phật giáo Việt Nam thống nhất trong một tổ chức giáo hội, Phật giáo trực Ninh, Nam Định luôn luôn phát huy truyền thống vốn có tích cực đóng góp nhân lực, trí lực, vật lực… để kiến tạo ngôi nhà chung giáo hội Phật giáo Việt Nam theo tinh thần: “ Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.

          a/ Đạo Pháp:

          Phật dạy: Người học đạo phật, nghe pháp của Phật cũng ví như ăn mật dù ở giữa hay ở bên mật cũng đều ngon. Kinh của ta cũng vậy, đầu kinh, giữa kinh hay cuối kinh đều hay, có giá trị giải thoát. Thực hiện lời Phật dạy: “Duy tuệ thị nghiệp” Tăng- Ni , tín đồ Phật giáo huyện Trực Ninh, Nam Định tinh tiến tu học, nghiêm trì giới luật góp phần bảo vệ ANTT.

Động lực – Một cuộc thi hoàn hảo – Kinh nghiệm



Trần Mỹ Giống

                                  ĐỘNG LỰC

          Chuyện này tôi nghe ông bạn đồng môn Phạm Huy Du nguyên Trưởng khoa Tại chức Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kể cách đây hơn hai chục năm:

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Sách mới: HOÀNG HÔN MÂY TRẮNG



            Trang chủ mới nhận được sách do nhà thơ Vũ Thị Thúy Nga gửi biếu


            HOÀNG HÔN MÂY TRẮNG:  Thơ tình / Phạm Hữu Xuân (Kinh Bắc), Vũ Thị Thúy Nga (Mây Tây). – H.: Hội nhà văn, 2016. -  163 tr. ; 19 cm.

            Tập thơ tập hợp những câu thơ, những bài thơ đối đáp nhau của hai tác giả Kinh Bắc Phạm Hữu Xuân và Mây Tây Nguyễn Thị Thúy Nga.

            - Phạm Hữu Xuân bút danh Kinh Bắc, sinh 1938, quê Lai Hạ, Lương Tài, Bắc Ninh, hiện sống tại tổ 9 khu 5 phường Hà Tu thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại: 0949253684. Phạm Hữu Xuân đã xuất bản các tập: Vạt nắng cuối chiều (Hội nhà văn 2012), Đường đời (Hội nhà văn 2008). Ông cũng được nhận giải thưởng loại Q Giải thơ Lê Thánh Tông (Quảng Ninh 2008),  Giải Ba thơ Đường luật Việt nam (2009).

KHỐI TÌNH LẬN ĐẬN CỦA CHÀNG TRAI TRONG THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN



          Dương Ninh Ninh

          1.     
 
Chàng trai đa tình
          Tôi không quen Đặng Xuân Xuyến và cũng chưa một lần được tiếp xúc với anh mà chỉ gần đây mới biết tên anh khi tôi đọc trên mạng bài thơ “Quê Nghèo” cùng hai bài bình của nhà thơ Chử Văn Long ở Hà Nội và bác Nguyễn Bàng nghỉ hưu ở Sài Gòn. Bài thơ Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến đã hay lại thêm hai bài bình của hai vị cao niên rất có tâm và xứng tầm bút lực thâm sâu khiến tôi tìm đến Trang Đặng Xuân Xuyến để đọc thêm thơ anh. Và tôi thật bất ngờ, chủ nhân trang nhà là một người đa tài: một doanh nhân, một bàn phím thơ văn sung sức và một tinh thông tử vi lý số cùng văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng chỉ là một người thích đọc thơ, không đủ kiến văn về các lĩnh vực khác nên tôi chỉ dừng chân bên vườn thơ của Đặng Xuân Xuyến và tôi lại nhận ra, vườn thơ ấy không nhiều những cây lá như “Quê Nghèo” mà lại có vẻ xum xuê đài nụ thơ tình.   

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

THƠ VĂN CƯỜNG TẶNG THI HỮU


CÁC NGƯƠI VỀ ĐI



          Tiếu lâm @ Vũ Duy Chu

Nhà thơ Vũ Duy Chu
          Loài người rất kém trong việc thuần hoá nhau nên kẻ xấu, người thâm độc, tham lam còn rất nhiều. Thuần hoá nhau kém nên loài người đem các loài vật ra ví von bêu riếu, nhục mạ lẫn nhau...
          Bữa nay các con vật kéo nhau về một khu rừng họp bàn, tìm cách đệ đơn lên Ngọc Hoàng kiện con người.
          Ngọc Hoàng bèn cho quan Nội vụ Thiên đình cưỡi mây xuống tiếp “dân oan”.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Rỗi việc bàn góp nhân đọc bài “Vài suy nghĩ: VỀ 4 VỊ TƯỚNG ĐẠI TÀI TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA” của Đặng Xuân Xuyến



Nguyễn Kim Trì

            Nhân đọc bài 4 vị tướng đại tài trong lịch sử Trung hoa của ông Đặng Xuân Xuyến viết ngày 3/4/1997 đăng trên blog Trần Mỹ Giống, tôi xin có một vài lời lạm bàn mà không thấy ai có ý giống tôi. Trước tiên tôi tự nói về minh: Những tác phẩm mà ông Đặng Xuân Xuyến  dẫn tôi cũng chưa đọc, cũng không nghiên cứu gì về lịch sử Trung hoa nên không bị ảnh hưởng gì đến việc lạm bàn này. Hồi còn nhỏ, có lần mượn được vài tập sách Tam quốc diễn nghĩa đọc mà mê tít truyện tam quốc. Khoảng năm 1982, khi nghe thấy có một ông cụ ở Hà Đông có cả trọn bộ Tam quốc diễn nghĩa, 13 tập, tôi đã tìm vào đến nơi và dùng tiền khoảng 4 tháng lương công chức để mua bằng được và về đọc một mạch. Sau này có xem phim Tam quốc diễn nghĩa của Trung hoa sản xuất trên ti-vi, kiến thức tôi có vậy thôi. Tôi có một vài ý kiến như sau:

Chùm thơ và họa thơ của Văn Cường



SINH VÀ DIỆT
(Nhất vận)

Tác giả Văn Cường
Cõi giới ta bà có diệt, sinh
Nhân từ bất diệt mãi trường sinh
Sinh hiền tích đức - tà tiêu diệt
Diệt ác tu tâm - thiện phát sinh
Đại họa môi trường đang hủy diệt
Huyền cơ tạo hóa vẫn hồi sinh
Diệt - sinh, nhân - quả vòng sinh - diệt
Đắc đạo tu hành, Phật tái sinh.

Văn Cường, 8/8/2016

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

GỬI THÀNH NAM: CHÙM THƠ NGUYỄN VĂN XUYÊN


Nhà thơ Nguyễn Văn Xuyên

          Nhà thơ Nguyễn Văn Xuyên nguyên chuyên viên Thư viện tỉnh Hà Nam Ninh, hiện công tác ở Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã có nhiều thơ đăng báo, tạp chí và in trong một số tuyển tập thơ.
          Xin giới thiệu chùm thơ anh gửi tặng thành Nam.


QUỸ ĐẠO

trái đất và mặt trời
tìm nhau
trong quỹ đạo của mình

người
tìm nhau
trong quỹ đạo của mình

trái đất và mặt trời
gặp nhau bằng ánh sáng
cách xa bằng bóng đêm

người
gặp nhau bằng trái tim
cách xa bằng trái tim

quỹ đạo...

TP. HCM, 1993

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Vài suy nghĩ: VỀ 4 VỊ TƯỚNG ĐẠI TÀI TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA



(LỜI ĐẦU SÁCH cuốn KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG VÀ NHỮNG TỂ TƯỚNG ĐẠI TÀI. - Văn Hóa Thông Tin, xuất bản năm 1997)
*

          CHUYỆN CÁC VỊ VUA TRUNG QUỐC là bộ sách dài nhiều tập, do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Nhà sách Bảo Thắng liên kiết xuất bản, giới thiệu gần một trăm quân chủ phản diện, đại diện cho những mặt trái, những hậu quả tất yếu của chế độ thế tập quyền uy trong suốt quãng thời gian dài dằng dặc mà chế độ phong kiến "trị vì".

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

“Diễn văn” vận động bầu cử của một ứng viên tranh chức Chủ tịch Hội Văn Gừng



Phiếm, Phiếm, Phiếm xả tréc:

TRẦN MỸ GIỐNG BLOG:
Trang chủ nhận được bài viết dưới đây của bạn đọc đề bút danh là “QUĂNG ĐAO” đề nghị đăng lên trang nhà. Cái tên là lạ làm tôi liên tưởng đến bút danh của một người thường gửi thư cho tôi là ĐÀO MAI cung cấp nhiều sự kiện liên quan đến Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Đọc bài viết thấy cũng không có gì vi phạm pháp luật, mà lại kỳ kỳ ngộ ngộ nên quyết định trình toàn bộ thư và bài nhận được lên đây hầu góp cho bạn đọc ít phút xả tréc:

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

TRUYỆN KIỀU: SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC LAN TỎA



Lê Văn Hy


          Ngày nay, với phương tiện thông tin và in ấn hiện đại, việc phổ biến thơ thật là dễ dàng và thuận tiện. Nhưng ngày xưa các truyện thơ thường là chỉ lưu lại bằng cách chép tay. Những tập thơ được in trên bản khắc gỗ rất tốn kém và rất ít người được sử dụng. Cũng không phải các cụ ta xưa ít làm thơ. Mỗi khoa thi đều bắt buộc phải làm một bài thơ Đường luật. Vậy mà đến nay các tác phẩm thơ được lưu truyền thật ít ỏi. Các nhà khoa bảng nổi tiếng, mỗi người cũng chỉ có một vài tập thơ chữ Nho. Ở nước ta, chữ Nôm bắt đầu được sử dụng từ triều đại Hồ Quý Ly (1400-1407), nhưng phải đến thế kỷ 18 chữ Nôm mới được dùng phổ biến trong nước.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Thành Nam quê tôi: Chùm thơ Trần Đăng Tính



 QUÊ HƯƠNG


Tác giả Trần Đăng Tính
Anh nhà truyền giáo
Em người cần lao

Anh là “thi sĩ” có sao
Còn em cửu vạn bốc vào bốc ra
Hai thân phận gần và xa...
Quê hương ẩn hiện trong ta ân tình

Anh mê một đóa hoa Quỳnh
Cho đêm thơm giấc mộng tình nồng say
Còn em run rẩy thân gầy
Say đêm bướm trắng lượn bay vẫy chào...

Quê hương yêu dấu xiết bao!

GẶP GỠ TỌA ĐÀM NHỮNG CỰU CHIẾN BINH BẢO VỆ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ DO ĐÀI TRUYỀN HÌNH NAM ĐỊNH THỰC HIỆN



Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

VỀ HAY KHÔNG VỀ?



Châu Thạch

Châu Thạch
          Vừa qua, trên trang http://dangxuanxuyen.blogspot.com, một sự kiện đem đến cho bạn đọc niềm vui thưởng thức thơ cùng với nhiều suy tư về quê hương. Đây là một đề tài lý thú nên Châu Thạch nghĩ mình nên sơ lược và phổ biến rộng thêm hầu góp một chút thư giãn cho bạn đọc trên các diễn đàn văn nghệ.

          Số là trên trang mạng blogs nầy nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đăng một bài thơ của mình như sau: