Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

THI CUỒNG TRƯỜNG LOẠN HỘI NÁT CƠ TEO



          Trần Mỹ Giống
         
Tác giả Trần Mỹ Giống
          Nhân dịp về thăm quê được mời dự buổi sinh hoạt bình thơ đầu xuân của Câu lạc bộ hưu trí xóm, tôi tặng các cụ cuốn tạp chí Văn Nhân, trong đó có đăng vế mời đối của tác giả Đỗ Thanh Dương như sau:

          Người văn nhân làm báo Văn Nhân, Nhân hòa Văn sáng

          Tôi đề nghị các cụ hưởng ứng đối cho vui. 

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

TÌNH BẠN GIỮA CHÍNH KHÁCH TRẦN XUÂN BÁCH VÀ NHÀ THƠ HẢI NHƯ


Nhà thơ Hải Như (trái) và ông Trần Xuân Bách

            “Làm văn học với tôi là một lựa chọn “dấn thân”. Quan niệm của tôi: Nhà thơ không chỉ là pháp sư ngôn ngữ mà phải là nhà tư tưởng.
            Người làm thơ phải ý thức được quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ... Ngồi trước trang giấy nhà thơ không được quên đối tượng cần được thức tỉnh của mình bao gồm cả nhà cầm quyền”.
            Với nhận thức vị trí nhà thơ trong nền văn học cách mạng, nhà thơ Hải Như ghi trong kỷ yếu Nhà văn Việt Nam hiện đại như thế.
            Mùa thu 2012 nhà thơ Hải Như từ Sài Gòn ra thăm quê Nam Định. Chúng tôi đã đến thăm và đề nghị nhà thơ cung cấp tư liệu, xin phép được công bố về tình bạn của nhà thơ với ông Trần Xuân Bách cùng một số bài thơ chưa công bố... Được Nhà thơ cho phép, Blog tranmygiong xin gởi tới bạn đọc bài viết dưới đây.


          Lịch sử văn học Việt Nam sau này, tôi nghĩ, không thể không ghi nhận giai thoại về tình bạn cao đẹp của một nhà chính trị với một nhà thơ thời Cách mạng nước ta đang bước vào đổi mới những năm 90 của thế kỷ 20. Đó là tình bạn tâm giao của chính khách Trần Xuân Bách và nhà thơ Hải Như.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

THÁP CỬU PHẨM LIÊN HOA CHÙA CỔ LỄ


Đồng Ngọc Hoa


Nhà nghiên cứu Đồng Ngọc Hoa
Năm 1926 đến 1927 xây tháp Cửu phẩm liên hoa tại chùa Cổ Lễ.

Đây là lần thứ hai, lần đầu xây vào năm 1921 bị đổ. Lần này nhân dân xã Trung Lao lên rừng lấy gỗ gặp một ông cụ đầu râu tóc bạc gửi 12 bè gỗ lim về xuôi cho chùa Cổ Lễ, số gỗ này sẽ được dùng để đóng cọc móng.

Tháp được cưỡi trên mình rùa (biểu hiện của sự trường tồn) đặt giữa đầm vuông, đầu rua quay chầu vào chùa. Rùa dài 18m, rộng 10m, mai rùa được cách điệu lượn cong thành 8 múi lớn, mỗi múi dài 4,65 mét, bốn chân to vươn dài trụ vững xuống lòng hồ. Tháp có tiết diện hình bát giác với diện tích 42,10 mét vuông. Bốn góc hồ có đắp bốn núi hình tháp nhỏ mang dáng dấp tháp Chàm. Mỗi tháp có một con voi áp mình vào thân núi. Cửu phẩm Liên Hoa cao 12 tầng và một tầng đế tháp, tất cả cao 32 mét hình bát giác (8 mặt).

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

CHÙM THƠ BẠN VĂN TẶNG TRẦN MỸ GIỐNG



CHÂN DUNG NHÀ NGHIÊN CỨU




Tặng nhà nghiên cứu Trần Mỹ Giống



Danh nhân, Nhân vật hiến dâng đời
Khoa bảng Sơn Nam sảng khoái cười
Thư mục, Blogger dành thế đứng
Hai mươi đầu sách viết ông chơi



Trần Hùng Thắng



Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

TÔI NHỚ LIÊN XÔ


Nguyễn Kim Trì

Luật sư Nguyễn Kim Trì
Ngay từ nhỏ mới có ý thức thì từ Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên đã biết và nó rất thân thương gần gũi, như anh em máu thịt, rồi lớn lên theo thời gian thời buổi có thay đổi đi, thôi thì cũng là nhẽ thường. Ngày ấy, cho mãi đến hết những năm 80 thì chỉ còn Liên Xô là gắn bó với chúng ta nhiều nhất thôi, học sinh du học muốn có kiến thức thì Liên Xô, muốn có nhiều hàng gửi về thì đi lao động ở Liên Xô. 

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

KÌA BIỂN MIỀN TRUNG: Chùm thơ Lưu Sơn Tự




Nhà thơ Lưu Sơn Tự


XÓM NÚI

Xóm núi chiều mưa nặng hạt rơi
Núi nghiêng ngực đá, chớp lưng trời
Nhà sàn hứng gió bên sườn dốc
Lập lòe đuốc lửa. mõ trâu rơi...

Tiếu lâm @ Vũ Duy Chu


                                       
VỢ CỤ

Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7, Giám đốc Sở LĐTB & XH tỉnh Toàn Nha cùng một đoàn tùy tùng, có cả Phóng viên báo hình, báo nói, báo viết tới huyện Cà Hạ thăm và tặng quà một gia đình có công với cách mạng điển hình.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

THÀNH PHỐ SINH THÁI NĂM SAO


Nhạc: Trọng Đài
Thơ: Trần Hùng Thắng
Ca sĩ: Mai Hoa







QUA CHUYẾN THĂM VIỆT NAM, ÔNG OBAMA CŨNG BÌNH THƯỜNG THÔI




 Luật sư Nguyễn Kim Trì 

Luật sư Nguyễn Kim Trì
Vừa qua việc ông Tổng thống Mỹ Brack Obama (Gọi tắt là ông Ma như ta vẫn gọi Chủ tịch Mao Trạch Đông của nước Trung Hoa là Bác Mao, ông Tập vậy) cũng thấy mọi người ồn ào bàn tán nên tôi đi tìm hiểu và cũng có tí suy nghĩ. Suy nghĩ như sau: Ông Ma cũng bình thường thôi qua việc thăm Việt Nam. Lần lần theo bước đi, tôi có tí suy nghĩ như sau:

CẢM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU LÃ ĐĂNG BẬT, NHÀ THƠ MẠC KHẢI TUÂN TẶNG SÁCH BÁO




        Nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật và nhà thơ Mạc Khải Tuân vừa tặng trang chủ blog TMG các tác phẩm:
 
Danh nhân và Tiến sĩ thời phong kiến người Ninh Bình / Nguyễn Văn Huyền, Lã Đăng Bật. – H.: Đại học Sư phạm, 2016. – 468 tr. ; 21 cm.

20 năm (1994 – 2014) viết sách viết báo / Lã Đăng Bật. – [Kđ.]: [Knx.], [2016]. – 55 tr. : Nhiều ảnh minh họa ; 19 cm.

Đọc cuốn danh nhân và tiến sĩ thời phong kiến người Ninh Bình / Mạc Khải Tuân // Ninh Bình cuối tuần. – 2016. – Số 530 ra ngày 28-5-2016.

Chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Lã Đăng Bật, nhà thơ Mạc Khải Tuân và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


PHẠM NGỌC THÁI VỚI CHÙM THƠ VIẾT TRONG CHIẾN TRANH



     
                 
 THIẾU NỮ ĐÊM TRĂNG

                 Nhìn trăng anh thấy thèm thơ
      Bâng khuâng em đứng ngẩn ngơ bên đèo
              (Cảm tác trên đường hành quân ra trận)

Có thiếu nữ tựa cổng chờ ai đó?
Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng
Bước lặng lẽ đoàn quân không kịp ngó
Nhưng trong đêm tim bỗng cũng ngập ngừng...

Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ?
Đã xa rồi! Có kịp trả lời đâu?
Vẫn vội vã đường dài không nghỉ
Bên ven rừng im đứng... một giây lâu...

Chắc em có người thân nơi tiền tuyến
Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm
Không giọt lệ chỉ lặng cười đưa tiễn
Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng...

                        ***
Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm…
Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn???
Vầng trăng sáng năm xưa
                  vọng Trường Thành bóng nguyệt (*)
Và bao người con gái đã cô đơn!


                                                Hoà Bình - 1968
                                   Hà Nội - Cuối thế kỉ XX

(*) Phỏng theo ý thơ trong Chinh Phụ Ngâm:
                      Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
                      Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Nhà thơ Vũ Huy Tâm

NHÀ THƠ VŨ HUY TÂM




Sinh năm: 1948
Bút danh: Hoàng Vũ


Nguyên Thành ủy viên quyền Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nam Định, nguyên Phó Trưởng trưởng phòng Văn hóa Thông tin kiêm Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố Nam Định.
Hiện là Chủ tịch Chi hội Hội thơ Đường luật Việt Nam thành phố Nam Định.
Khen thưởng:
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
- Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa quần chúng.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thể dục Thể thao.
- Huy Chương vì thế hệ trẻ.

Giải thưởng:
- Giải nhất cuộc thi thơ tứ tuyệt do Hội VHNT Nam Định tổ chức.

Tác phẩm chính:
- Ký ức thời gian : Thơ. – H.: Văn học, 2013.
- Tuyển tập 1001 bài thơ kujc bát chọn lọc / In chung. – Nxb. Văn học.
- Tuyển tập thơ hay ba miền / In chung. – Nxb. Văn hóa Thông tin.


Chuyện nhặt của Trần Mỹ Giống


LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN 
 
Trước khi học đại học, KV là cán bộ tòa soạn báo QĐ. Ngày ấy có tác giả KV rất nổi tiếng về những bài phóng sự chiến trường đăng trên báo QĐ. Một người bạn cùng lớp cầm tờ báo QĐ có bài phóng sự của KV, đùa:
- Các bạn xem này, KV của lớp ta mới có bài đăng báo QĐ đây này!
Mọi người ngạc nhiên tò mò nhìn KV. KV đỏ mặt, ấp úng:
- Đâu có… Không… Không phải… tớ!...
Bạn bè đùa dai:
- Thôi mà, không cậu thì còn ai vào đây nữa. Cậu là phóng viên báo QĐ đi học mà…
- Chắc cậu sợ phải khao nhuận bút chứ gì!
KV lúc đầu phản đối, sau thì im lặng.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ có phải là hành cung nhà Trần?

Nhà nghiên cứu Hán Nôm: DƯƠNG VĂN VƯỢNG
Cử nhân: TRẦN MỸ GIỐNG
(Bộ môn NCPB Hội VHNT Nam Định)

    Từ mấy chục năm nay, theo ngành bảo tàng di tích Nam Định thì khu chùa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ là bốn cung của nhà Trần nằm trong quần thể hành cung Tức Mạc thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, được xây dựng vào giữa thế kỷ 13.
         Trong “Lý lịch di tích lịch sử – khảo cổ học chùa Đệ Tứ xã Lộc Hạ ngoại thành Nam Định” của Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nam Ninh năm 1989 có viết: “Sách Đại Nam nhất thống chí, phần nói về tỉnh Nam Định có ghi: “... Chùa quán Đại thánh ở xã Đệ Tứ, huyện Mỹ Lộc, là hành cung thứ tư (Đệ tứ hành cung) do nhà Trần xây dựng. Sau dân sở tại dùng chữ Đệ Tứ làm tên xã, lại dựng chùa ở đây”.

TRI KỶ

Tặng nhà thơ Tống Đức Hiển

Bia vàng một cốc với khách thơ
Phiêu lãng cung trời gót nhởn nhơ
Nếu chẳng có thơ, bia nước ốc
Hồn thơ men ngấm, tứ thăng hoa
Được thua, đen bạc quên quên hết
Thanh trọc, nhục vinh phớt phớt lờ
Thơ đẹp, bia nồng, người tri kỷ
Bồng lai tiên cảnh phải đâu mơ!



TMG
5 - 2004

Không Lộ và Minh Không là hai hay một người?


Chùa Keo Hành Thiện (Thần Quang Tự) thờ Thiền sư Không Lộ
Trần Mỹ Giống

Gần đây có một số tác giả viết bài trên tạp chí và in trong sách cho rằng Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không chỉ là một người. Từ quan điểm đó dẫn đến nhìn nhận những sự kiện, chi tiết phi lý, trái với thư tịch lịch sử. Chẳng hạn, trong bài “Đức Thánh Nguyễn Minh Không” của Đỗ Danh Gia (Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 59 năm 2008) có đoạn: “...Minh Không làm nên tứ đại khí, là bốn báu vật của nước Nam ta...”

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Vài nét về học vị thời phong kiến nước ta

TRẦN MỸ GIỐNG 



       Học vị thời phong kiến ở nước ta trải qua một quá trình lịch sử nhiều biến đổi. Vì vậy, nghiên cứu về học vị không thể thiếu tính lịch sử cụ thể. Nếu không coi trọng tính lịch sử cụ thể sẽ dẫn tới nhầm lẫn học vị, danh hiệu các nhân vật đỗ đạt thời phong kiến, hoặc tổng hợp số liệu khoa bảng sai với thực tế lịch sử khi nghiên cứu về các nhà khoa bảng…

Quá trình thay đổi địa danh hành chính xã (làng) Trà Lũ thuộc huyện Xuân Trường

  Trần Mỹ Giống

 

Quá trình thay đổi địa giới, địa danh hành chính cấp xã của huyện Xuân Trường có ba trường hợp tiêu biểu:


Làng Trà Lũ ngày nay. 

Anh tư liệu của Linh mục Đaminh Trần Ngọc Đăng (chụp lại)

Một là: Một làng duy nhất kéo dài đến ngày nay, cơ bản không thay đổi địa giới mà chỉ thay đổi địa danh.
Ví dụ: Xã Xuân Thượng trải hơn năm trăm năm biến đổi vẫn cơ bản giữ nguyên địa giới. Cuối thế kỷ 15 hình thành ấp Thượng Miêu. Thế kỷ 19 làng Thượng Miêu đổi tên là Thượng Phúc. Xã Thượng Phúc được duy trì tới sau năm 1945. Đến năm 1952 mới đổi Thượng Phúc thành xã Xuân Thượng như ngày nay.

TƯ LIỆU VỀ CÁC VỊ NHO HỌC LÀNG HÀNH THIỆN THỜI NGUYỄN

Trần Mỹ Giống

   Những câu phương ngôn còn truyền tụng trong dân gian như “Đậu phụ Thủy Nhai, Tú tài Hanh Thiện”, “Xứ Đông Cổ Am, xứ Nam Hành Thiện”, “Thần Chuyên, thánh Nguyện, trạng nguyên Thu”(1)... là sự ghi nhận về truyền thống văn hiến, học hành đỗ đạt nổi tiếng của làng Hành Thiện (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Kể từ năm 1552 đến năm 1919, làng Hành Thiện đã có 352 người đỗ từ Tú tài đến Tiến sĩ trong các khoa thi Nho học.

Nguyễn Xuân Phiêu - Một người thực học

Tư liệu

TRẦN MỸ GIỐNG
 
Việc học ở trường lớp mà có bằng cấp để được thăng quan tiến chức là chuyện bình thường. Người không có bằng cấp gì mà được giao trọng trách nhà nước, cống hiến được nhiều cho dân cho nước mới là chuyện hiếm có. Nguyễn Xuân Phiêu là một trường hợp như thế.
Nguyễn Xuân Phiêu (1859 – 1936), người làng Hành Thiện, huyện Giao Thuỷ (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha là Cử nhân Công bộ Thị lang Nguyễn Xuân Huyền, anh là Cử nhân Tri huyện Nguyễn Xuân Thống, nhưng Nguyễn Xuân Phiêu không có một bằng cấp, học vị gì. Từ nhỏ ông đã ham tìm hiểu những kỹ thuật ứng dụng trong đời sống của phương Tây, tỏ ra có năng khiếu về kỹ thuật thực hành. Ông rất khéo tay nên được các chùa và nhà thờ trong huyện nhờ làm các vật gia dụng.

Xuân Trình - Tác giả kịch tài năng

Trần Mỹ Giống

Nhà viết kịch Xuân Trình
Xuân Trình tên thật là Nguyễn Xuân Trình, sinh ngày 6 - 1 - 1936, quê thôn Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Xuân Trình tham gia kháng chiến từ năm 1952, công tác trong Đội cầu đường Việt Bắc. Năm 1954 ông được cử vào công tác trong đội cải cách ruộng đất. Năm 1955 ông làm biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam, đồng thời theo học khoa văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1961 ông chuyển về công tác ở Tạp chí Văn nghệ. Năm 1963 ông sang công tác tại Tuần báo Văn nghệ, phụ trách phần văn xuôi, sau đó lại chuyển công tác về Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Từ năm 1983 ông làm Phó Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu, Tổng biên tập Tạp chí Sân khấu.